Gen Z có nên học ngành Marketing, cơ hội hay thách thức?
Gen Z có nên học Marketing? Đa số ngành nghề hiện nay và tất cả các quy mô kinh doanh đều cần và dựa vào Marketing vì lợi nhuận và sự thành công của tổ chức. Nhu cầu về nguồn lực có trình độ chuyên môn giỏi chưa bao giờ là đủ, chính vì vậy, theo học Marketing tại Đại học FPT chính là một cơ hội để chinh phục đam mê dành cho thế hệ gen Z.
Học marketing có dễ xin việc không
Các vị trí việc làm của ngành Marketing rất đa dạng, mang lại cho bạn nhiều cơ hội làm việc. Bên cạnh đó, ngành Marketing đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Quan trọng hơn, trong thời buổi công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần những sinh viên tốt nghiệp trang bị vững vàng cả về mặt kiến thức lẫn kỹ năng để có thể ngay lập tức đáp ứng yêu cầu công việc. Chính vì vậy, học Marketing tại trường Đại học FPT, bạn hoàn toàn có đủ khả năng để lựa chọn một công việc ưng ý với mức thu nhập hấp dẫn.
Nhu cầu nhân lực của thị trường
Marketing tin giữ vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, các công ty truyền thông, quảng cáo tại Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều. Doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm đến tay khách hàng thì không thể thiếu được đội ngũ Marketer chuyên nghiệp, có những chiến lược tiếp thị sáng tạo, hiệu quả để tiêu thụ được sản phẩm. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn giỏi của ngành Marketing đang ở mức thiếu hụt nghiêm trọng, cung không đủ cầu. Mặc khác, theo kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng đã cho thấy, ngành Marketing hiện vẫn tiếp tục dẫn đầu trong top 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất cả nước.
Cơ hội thăng tiến của gen Z khi theo học Marketing
Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc chưa có kinh nghiệm thì vị trí nhân viên Marketing chính là cách tốt nhất để gia nhập ngành. Các nhiệm vụ đối với vị trí nhân viên thường không đòi hỏi quá nhiều và thường liên quan đến việc hỗ trợ nghiên cứu, dịch vụ khách hàng, các nhiệm vụ quản trị và báo cáo cho người quản lý. Sau quá trình làm việc và tích lũy kinh nghiệm để có nền tảng vững chắc, sinh viên sẽ bắt đầu đảm nhiệm những vị trí cao hơn như chuyên viên, quản lý, trưởng phòng hoặc giám đốc Marketing.
Tất nhiên, mức lương sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bạn và thương hiệu hoặc doanh nghiệp ( quy mô, lĩnh vực) mà bạn đang làm việc.
>>> Xem thêm: Gen Z nên chọn học Marketing không? Tất tần tật về sự thật ngành Marketing
Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Marketing
Sinh viên tốt nghiệp ngành Marketing tại trường Đại học FPT có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong bộ phận Marketing. Đặc biệt, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn làm việc trong một doanh nghiệp chuyên về một mảng nào đó hoặc các công ty Agence
Inhouse
Có thể hiểu một cách đơn giản, Inhouse chính là bộ phận Marketing nội bộ của một doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm toàn bộ đối với hình ảnh thương hiệu, hiệu quả kinh doanh cũng như đảm bảo doanh số cho doanh nghiệp. Bạn sẽ được làm việc trên nhiều dự án nhưng trong một lĩnh vực, vì vậy kinh nghiệm của bạn sẽ trở nên rất chuyên biệt.
Hãy làm inhouse nếu:
- Bạn muốn bản thân trở thành một chuyên gia truyền thông trong một lĩnh vực xác định.
- Bạn yêu thích sự ổn định và có định hướng rõ ràng theo từng giai đoạn.
- Bạn có nguyện vọng được thăng tiến theo đúng lộ trình nghề nghiệp.
Agency
Đây là thuật ngữ không còn xa lạ trong lĩnh vực Marketing. Agency chính là những công ty, doanh nghiệp chuyên tư vấn, cung cấp giải pháp, dịch vụ marketing theo yêu cầu đặt hàng từ các công ty khác nhằm giúp họ xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu. Đồng thời Agency còn thực hiện các hoạt động quảng bá truyền thông, tổ chức sự kiện, chương trình theo dự án cho doanh nghiệp.
Hãy thử sức với Agency nếu bạn yêu thích làm việc trong nhiều dự án với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau
>>> Xem thêm: [Dự Tính] Điểm chuẩn Digital Marketing năm 2022 là bao nhiêu?
Những vị trí công việc cho ngành Marketing
Marketing là lĩnh vực rộng và bao hàm rất nhiều vị trí khác nhau, mỗi vị trí công việc đều là một mảnh ghép cấu thành nên sự thành công cho một chiến dịch hiệu quả.
Content Marketing
Content Marketing chính là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược quảng bá nào. Content chính là quá trình tạo nội dung để chia sẻ với đối tượng mục tiêu của bạn. Có rất nhiều hình thức để thể hiện nội dung, mang thông điệp đến gần hơn với khách hàng như: Blog, hình ảnh, video,…
Digital Marketing
Đây là lĩnh vực quảng cáo thông qua các nền tảng công nghệ số nhằm tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Với nhiều lợi thế về kinh nghiệm đào tạo cũng như trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại, sinh viên chuyên ngành Digital Marketing tại trường Đại học FPT sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng làm việc dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Sinh viên sẽ được đào tạo một cách thực tế nhất về cách thức xây dựng thương hiệu trên nền tảng online thông qua các trang mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Instagram. Bên cạnh đó còn học được cách thức đánh giá thị trường, quy trình và nhiệm vụ của SEO và SEM. Thông qua đó, sinh viên sẽ biết được cách thức sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu Marketing online và các công cụ tối ưu hóa SEO, SEM.
Sinh viên không chỉ được đào tạo theo chương trình học thực tế mà còn có cơ hội được trải nghiệm, thực hành thức thế tại doanh nghiệp trong học kỳ đào tạo doanh nghiệp (On – the – Job Training OJT). Đây cũng là một cơ hội để sinh viên có thể học hỏi, tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bản thân. Ngoài việc được trang bị hai ngoại ngữ, đây cũng là một trong những cơ hội để sinh viên Đại học FPT trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhà tuyển dụng.
Research Marketing
Nghiên cứu thị trường là vị trí đảm nhiệm công việc khảo sát, thu thập thông tin cũng như nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng để công ty hiểu thị trường mục tiêu của mình. Research Marketing luôn mang lại những lợi ích có giá trị cho công ty như: duy trì phương pháp tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm, kết nối với đối tượng khách hàng hiệu quả hơn, xác định các cơ hội để tăng trưởng, giảm thiểu rủi ro và giúp doanh nghiệp luôn dẫn đầu xu hướng
Người lập kế hoạch (Planner)
Những Planner luôn là người nắm giữ chìa khóa giúp phân tích các chiến lược Marketing hiệu quả và hoạch định ra phương hướng thực hiện. Tất cả những chiến dịch thành công đều cần có người lập kế hoạch hiệu quả để đánh giá được chi phí cũng như mức độ tiếp nhận của khách hàng đối với chiến dịch đó.
Account Manager
Đảm nhiệm vị trí công việc này, bạn chính là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hạng mục công việc liên quan đến: đàm phán và thực hiện ký kết hợp đồng, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, là đầu mối quan trọng trong tất cả các vấn đề chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
PR Marketing
Đây là vị trí công việc đảm nhận vai trò quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt đối tác và khách hàng. Đồng thời, một chuyên viên PR còn có vai trò mang sản phẩm, dịch vụ của mình đến gần hơn với nhóm khách hàng tiềm năng thông qua các sự kiện, họp báo, hội thảo,…. Ngoài ra, PR Marketing còn phụ trách các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ danh tiếng cho doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Social Media Marketing là gì? Chiến lược phát triển Social Marketing
Marketing phù hợp với người như thế nào?
Không phải bất cứ ai có đam mê đều trở thành một Marketer chuyên nghiệp. Để có thể dễ dàng phát triển và có cơ hội thăng tiến trong công việc, ngoài kiến thức chuyên môn giỏi, bạn cần phải có những kỹ năng cơ bản như:
Là người hướng ngoại, năng động
Marketing là một ngành có tốc độ phát triển nhanh, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi các nhà tuyển dụng cần những sinh viên tốt nghiệp có khả năng thích ứng dễ dàng, linh hoạt, hướng ngoại và năng động. Một môi trường thay đổi liên tục cần những người có thể nhận ra tác động của sự thay đổi và dễ dàng bắt kịp xu hướng trong tương lai.
Người có tính sáng tạo cao
Các kỹ năng sáng tạo như khả năng đổi mới và phát triển các ý tưởng mới là điều cần thiết để xây dựng chiến lược mới và thực hiện các dự án mới một cách hiệu quả. Một Marketer chuyên nghiệp có thể dựa vào sự sáng tạo của họ để phát triển các chiến dịch độc đáo thu hút đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thích viết lách
Khi bạn làm việc trong lĩnh vực Marketing, nội dung bạn tạo ra để truyền đạt thông điệp ý nghĩa đến khách hàng là một điều rất quan trọng. Với một người yêu thích viết lách, việc sáng tạo nội dung phù hợp, nhanh chóng là điều rất dễ dàng. Từ đó góp phần thúc đẩy hiệu quả của chiến dịch.
Chăm chỉ, chịu khó học hỏi
Chăm chỉ tiếp thu tất cả lời khuyên và chịu khó học hỏi chính là cách để bạn có thể tìm hiểu về các xu hướng tiếp thị mới, hành vi của khách hàng và công nghệ sẵn có để đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Người thành công luôn đi lên từ sự ham học hỏi và không ngừng rèn luyện bản thân.
Chịu được áp lực
Bất cứ công việc nào cũng có áp lực riêng, đối với ngành Marketing, áp lực này lại đến từ rất nhiều phía. Hình ảnh thương hiệu, doanh số bán hàng, quan hệ khách hàng,…phụ thuộc rất nhiều vào bộ phận Marketing. Chính vì vậy, để có thể trụ được với nghề, người làm Marketing cần có khả năng chịu được áp lực lớn.
Một nhân viên Marketing được đánh giá cao khi nào?
Làm mọi thứ nhanh, vượt deadline: Đây chính là cách giúp bạn không rơi vào tình trạng khủng hoảng vì công việc tới tấp, đồng thời bạn còn xây dựng cho mình một phong cách làm việc nhanh nhẹn, hiệu quả. Dù bạn là một người mới, chưa có kinh nghiệm và còn sai sót, nhưng lại tạo được ấn tượng đối với quản lý và đồng nghiệp
Luôn tích cực: cách để bạn có thêm nguồn cảm hứng trong công việc chính là năng lượng tích cực. Không chỉ bạn mà cả những người đồng nghiệp xung quanh của bạn cũng sẽ cảm nhận được nguồn “vitamin tích cực” để thoải mái hơn trong môi trường làm việc nhiều áp lực.
Làm việc siêng năng, luôn luôn “say yes”: Chăm chỉ, nỗ lực hết mình luôn là chìa khóa của thành công. Không ngại khó, ngại khổ rồi từ chối để bản thân ngày càng tuột dốc so với đồng nghiệp. Tuy nhiên, bạn cần “say yes” đúng, có chọn lọc và biết phân tích vấn đề theo tư duy logic. Bạn vừa có cơ hội trải nghiệm, lại dễ dàng ghi điểm trong mắt quản lý.
Sau bài viết này, liệu các bạn gen Z của chúng ta đã khẳng định được việc học Marketing là cơ hội hay thách thức cho chính mình chưa nhỉ? Bạn cần biết rằng, tất cả các lĩnh vực đều có những khó khăn riêng, chỉ khi bạn dám đương đầu, mạnh dạn theo đuổi đam mê thì cơ hội mới xuất hiện. Trường Đại học FPT chính là cánh cửa giúp bạn chinh phục được đam mê của chính mình đấy!
Diệu My
Từ khóa: