“Du học” trong nước: Xu hướng mới hậu Covid-19
Rơi vào cảnh chông chênh về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập, ở lại không được mà về nước không đành là tình cảnh của rất nhiều du học sinh Việt Nam tại Anh, Nhật, Mỹ… những ngày Covid-19 bùng phát.
Hậu đại dịch này, có lẽ nhiều phụ huynh và học sinh sẽ nghĩ tới việc tìm môi trường học tập trong nước chuẩn quốc tế để “du học” an tâm hơn.
Những ngày “sống trong sợ hãi” của du học sinh Việt
Có hàng trăm nghìn du học sinh Việt Nam đang du học trên khắp thế giới, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Nhật… Khi dịch Covid-19 ập tới, trớ trêu thay, những quốc gia này lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt, học tập của cả người bản xứ và du học sinh bị xáo trộn. Trong đó phần lớn du học sinh rơi vào cảnh chông chênh về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập, ở lại không được mà về nước không đành.
Người con trai là du học sinh tại Pháp (áo trắng, ở giữa) trong câu chuyện mẹ “giải cứu” con về nước, đăng trên VnExpress ngày 19/3.
Du học sinh Việt tại Mỹ lâm vào tình cảnh căng thẳng về tài chính khi họ không thể đi làm thêm do các cửa hàng đóng cửa vì bệnh dịch. Họ phải dọn khỏi ký túc xá, không thể đến trường nhưng việc học online cũng không ổn định do đường truyền Internet ở nhiều vùng kém. Du học sinh ở Anh hoang mang khi lệnh lock-down có hiệu lực. “Cách đây một tuần, mình đã đi siêu thị về và khóc rất nhiều vì stress, vì không mua được đồ ăn. Thịt gà hết, mỳ ý hết, tới cả nước sốt mỳ ý cũng không còn. Những mặt hàng như giấy vệ sinh, các loại rau củ quả đông lạnh thì càng không. Ai ai cũng nháo nhác, không khí trở nên căng thẳng và ngột ngạt.” Bùi Thị Hạnh Thảo (du học sinh Anh) viết trong nhật ký. Du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản cũng căng thẳng không kém khi khẩu trang và chất diệt khuẩn khan hiếm, đầu óc vẫn phải lo cho “bao gạo” hàng tháng. Ở Úc, nước này còn “mời” du học sinh không có điều kiện tài chính về nước khiến nhiều bạn trẻ Việt bức xúc.
Cách đây ít lâu, đoạn tâm sự của người mẹ đã “giải cứu” thành công con trai đang là du học sinh Pháp, được lên máy bay về Việt Nam từng khiến cộng đồng xôn xao. Nhiều người có lẽ đã nghĩ đến việc cho con “du học” trong nước, ở một môi trường giáo dục chuẩn quốc tế để an tâm hơn, hậu Covid-19.
“Du học” trong nước chuẩn quốc tế mà an tâm
Thanh Huyền từng có ý định du học sau khi tốt nghiệp THPT. Nhưng vì nhiều lý do, chủ yếu “bố mẹ không yên tâm khi con gái đi xa một mình”, cô bạn đã tìm trường đại học chuẩn quốc tế ngay trong nước để vừa chiều ý bố mẹ vừa thoả mãn nhu cầu học tập của mình. Huyền chọn ĐH FPT bởi “Không gian campus trong lành, xanh mướt, có hồ nước, đồi thông, bồ câu chẳng khác gì những trường học bên trời Âu mà mình vẫn thấy qua phim ảnh.” Bị “đốn tim” vì vẻ đẹp của campus nhưng ngày mới tìm hiểu chương trình học tập, Huyền còn bất ngờ hơn.
SV ĐH FPT học cùng SV nước ngoài trong campus xanh mát, hiện đại
“ĐH trong nước nhưng 100% giáo trình của ĐH FPT là từ những nhà xuất bản nước ngoài uy tín. Sinh viên học bằng tiếng Anh rất nhiều. Mình phải tự học để thi đạt chứng chỉ IELTS theo yêu cầu của trường trước khi nhập học, khác gì đi du học đâu.” Huyền kể. Nếu không có chứng chỉ này, cô bạn phải theo học chương trình tiếng Anh dự bị “tốn thời gian hơn” trước khi được vào học chuyên ngành. Quá trình học ở trường, Huyền được gặp gỡ, học tập với nhiều giảng viên và sinh viên nước ngoài. “Trường thường có các giáo viên tiếng Anh là người Anh, Philippines. Các đoàn sinh viên quốc tế từ Anh, Mỹ, Đức, Nigeria, Nhật Bản… cũng hay tới giao lưu văn hoá, có khi ở lại sống cùng KTX, học cùng lớp với chúng mình trong thời gian dài nữa cơ.” Với việc đạt kiểm định QS Star 3 sao trong đó Chất lượng đào tạo đạt tối đa 5 sao, là thành viên của các diễn đàn học thuật uy tín như CDIO, AUN-QA… đạt một số kiểm định quan trọng như ACBSP dành cho ngành Quản trị Kinh doanh, chương trình đào tạo ở ĐH FPT được công nhận đạt chuẩn quốc tế.
Khi được đặt vấn đề: học trong nước không có điều kiện ra nước ngoài, Huyền chia sẻ rằng không hề lo lắng: “Hàng năm, ĐH FPT có nhiều đợt “học kỳ nước ngoài” đưa sinh viên ra các nước trải nghiệm, giao lưu văn hoá, học tập. Đi cùng bạn bè, cán bộ, còn vui hơn đi nước ngoài một mình nữa. Hơn nữa, có trường lo cho các thủ tục, lựa chọn thời điểm đi, mình thấy an tâm hơn.”
Qua đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua ở một loạt quốc gia như Anh, Nhật, Mỹ… Huyền và gia đình cảm thấy may mắn vì năm nay đã chọn “du học” trong nước. Có lẽ, điều nữ sinh này cảm thấy tiếc nuối nhất là “Học trong nước vẫn có thể về thăm gia đình hàng tuần, được bố mẹ gửi đồ gửi quà lên KTX cho, mình chưa được trải qua cảm giác tự lập hoàn toàn hoặc lo tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng ngày.” Huyền hóm hỉnh nói.
Nhiều ĐH tại Việt Nam đang nỗ lực phát triển cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo tiệm cận với chuẩn quốc tế, như ĐH FPT, sẽ là lựa chọn “du học” tại chỗ an tâm đáng để nhiều sĩ tử và phụ huynh lưu ý ở mùa tuyển sinh hậu Covid này.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi: – Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm); – Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn) Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường. |
Theo Dân Trí
Từ khóa: