I. Đọc hiểu
Câu 1
Thể thơ tự do
Câu 2
– Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng: Những vất vả, nhọc nhằn của con người trong cuộc mưu sinh cũng như công cuộc bảo vệ tổ quốc trên biển khơi.
– Bao kiếp người vùi trong đáy lạnh mù tăm: Những con người đã mãi mãi nằm lại trong lòng biển lạnh lẽo, tối tăm.
Hai câu thơ thể hiện cái nghẹn ngào đầy thương cảm của nhà thơ trước những nhọc nhằn gian khó, những mất mát hy sinh của bao thế hệ người dân Việt trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ biển đảo quê hương.
Biển quê hương chứa chất cả mồ hôi, cả máu xương của mỗi con dân đất Việt, trở thành một phần máu thịt không thể tách rời của tổ quốc thiêng liêng.
Câu 3
– Điệp từ “cái” kết hợp với cấu trúc liệt kê được điệp lại có tác dụng:
+ Khẳng định những vẻ đẹp của biển quê hương: Vừa hào hiệp phóng khoáng, vừa kiên nhẫn vững bền, vừa nghiêm trang mà giản dị.
+ Thể hiện sự gắn bó, tình yêu và niềm tự hào của nhà thơ về biển quê mình.
+ Tạo nhịp điệu nhanh, gấp, như lời kể mãi về những vẻ đẹp bất tận của biển quê hương.
Câu 4
– Khát vọng là những ước mơ, mong muốn của con người trên con đường chinh phục những chân trời mới.
– Hành trình theo đuổi khát vọng là hành trình nhiều gian nan, thử thách, thậm chí con người phải chấp nhận thử thách, hy sinh.
– Để thực hiện được khát vọng, con người phải kiên trì, dù gặp khó khăn cũng không nản chí, không biết mệt.
– Đi đến tận cùng khát vọng, con người sẽ đến được những chân trời mới, khám phá những điều giản dị nhưng sâu sắc, ý nghĩa.
II. Làm văn
Câu 1 (2,0 điểm) nghị luận xã hội: Sức mạnh ý chí con người
– Giải thích: Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm, khát vọng của mỗi người.
– Bình luận:
+ Ý chí mạnh mẽ, kiên cường có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp mỗi người, mỗi tập thể, mỗi quốc gia vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình.
Thực tế cuộc sống và lịch sử đã có vô vàn minh chứng về sức mạnh ý chí của con người.
Bằng ý chí kiên cường bảo vệ giang sơn, bao thế hệ cha anh đã ra nơi biên cương bảo vệ Tổ quốc, đánh bại những kẻ thù xâm lược.
Với ý chí và nghị lực phi thường, những con người không may mắn vẫn phấn đấu vươn lên sống hạnh phúc, trở thành người có ích, truyền cảm hứng cho cộng đồng (Nick Vujicic, Nguyễn Ngọc Ký, Helen Keller…).
Niềm tự hào dân tộc cùng tinh thần đoàn kết và ý chí kiên cường giúp đội tuyển U23 Việt Nam làm nên những kỳ tích trên đấu trường châu lục…
+ Bằng ý chí mạnh mẽ, ta sẽ làm chủ được bản thân, không bị sa ngã trước những cám dỗ cuộc đời.
+ Sức mạnh ý chí không tự nhiên mà có, nó phải được rèn giũa, phát triển trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Tinh thần vượt khó, lòng dũng cảm, hiểu rõ mục tiêu và khát vọng của bản thân sẽ là những tiền đề không thể thiếu để có được ý chí mạnh mẽ, vững vàng.
+ Tuy vậy, trong cuộc sống hôm nay, nhiều bạn còn yếu đuối, thiếu ý chí, dễ dàng gục ngã trước những cám dỗ, dễ chán nản từ bỏ khi gặp khó khăn thử thách. Đó là những hiện tượng cần phê phán.
– Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần rèn luyện để có được ý chí mạnh mẽ vững vàng. Đó là chìa khóa để có được thành công trong công việc, hạnh phúc trong cuộc đời.
Câu 2
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn.
– Giới thiệu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, đoạn trích thể hiện vẻ đẹp độc đáo của sông Hương ở khúc thượng nguồn.
II. Thân bài
– Giới thiệu chung: Sông Hương trong cái nhìn đầy mê đắm của Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên sống động giống như một người con gái Huế, mang trong nó cả sức sống, tâm hồn, tính cách rất riêng.
Dưới cái nhìn của nhà văn, dòng sông được tái hiện với cả góc nhìn không gian địa lý (địa chất), góc nhìn với bề sâu của văn hóa lịch sử, gắn bó thiết tha với thành phố Huế.
– Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở khúc thượng nguồn được thể hiện trong đoạn trích:
+ Điểm đặc biệt đầu tiên, đó là một dòng sông “chung thủy”, nó chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, thành phố Huế.
+ Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của dòng sông hiện lên qua hàng loạt hình ảnh so sánh đầy ấn tượng: Dòng sông như cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, như bản trường ca của rừng già.
Đồng thời, nhà văn sử dụng hàng loạt động từ, tính từ mạnh như rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy, phóng khoáng, man dại, bản lĩnh, gan dạ, tự do, trong sáng… để khắc họa vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của dòng sông.
+ Vẻ đẹp mê đắm, trữ tình của dòng sông được thể hiện qua hình ảnh so sánh, ẩn dụ “người mẹ phù sa của nền văn hóa xứ sở”.
Các vẻ đẹp đó tuy đối lập mà thống nhất, quyện hòa để tạo nên vẻ đẹp đầy bí ẩn, cuốn hút của dòng sông ở khúc thượng nguồn.
Nó như một quãng đời trẻ trung sôi nổi của tuổi thanh xuân người con gái, hoàn toàn khác biệt với gương mặt trầm mặc, dịu dàng khi sông Hương về với Huế.
– Nghệ thuật:
+ Cách miêu tả tinh tế tài hoa qua những hình ảnh nhân hóa, đối lập làm nổi bật vẻ đẹp của dòng sông.
+ Hình ảnh sáng tạo, câu văn dài mà khúc chiết, nhịp nhàng, nhiều biện pháp tu từ hợp lý đã gợi lên những liên tưởng kỳ thú, hấp dẫn.
+ Giọng văn nhẹ nhàng, ngọt ngào, mê đắm, thể hiện sự say mê của nhà văn với vẻ đẹp của quê hương xứ sở.
– Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn:
+ Dòng sông mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người con gái Huế, vừa mạnh mẽ sôi nổi, vừa đằm thắm, dịu dàng.
+ Dòng sông không chỉ được miêu tả với góc nhìn địa lí với những đặc trưng địa chất, địa mạo, nhà văn còn quan sát nó dưới góc nhìn văn hóa, lịch sử. Gắn thủy trình của dòng sông với lịch sử hình thành của nền văn hóa xứ sở.
+ Phải là một con người có vốn tri thức sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, đặc biệt là phải có một tình yêu thiết tha, mãnh liệt với dòng sông Hương, với thành phố Huế, với quê hương xứ sở, nhà văn mới có được góc nhìn mới mẻ, độc đáo đến vậy.
III. Kết bài