Cùng Đại học FPT Tự học Digital Marketing Fullstack
Trong những năm gần đây, Digital Marketing ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Là cầu nối giúp doanh nghiệp tiếp cận được khách hàng và quảng bá được thương hiệu vô cùng hiệu quả. Cho nên, Digital Marketing đang dần trở thành xu hướng nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ quan tâm.
Khái niệm chung về Digital Marketing
Thời đại công nghệ 4.0 khiến Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp.
Về khái niệm chung Digital Marketing chúng ta có thể hiểu đơn giản là chỉ các hoạt động marketing sản phẩm, dịch vụ trên tất cả nền tảng kỹ thuật số như tất cả thiết bị điện tử hoặc internet.
Mục tiêu của digital marketing là giúp doanh nghiệp tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin với khách hàng và kích thích hành vi mua hàng.
Tại sao nên học Digital Marketing?
Digital marketing là lĩnh vực phù hợp với những ai yêu thích công nghệ, có óc sáng tạo và muốn kinh doanh. Dưới đây là những lý do bạn nên học Digital Marketing:
- Cơn “khát” nhân sự: Hiện nay, nguồn nhân sự có kỹ năng digital và kỹ năng mềm đang thiếu hụt trầm trọng. Cho nên, nếu được đào tạo một cách bài bản thì bạn hoàn toàn có thể tự tin về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai với digital marketing.
- Thu nhập cao: Ở một ngành nghề đang thiếu hụt nhân sự sẽ là cơ hội để bạn dễ dàng thỏa thuận mức lương của mình. Chỉ cần bạn cho nhà tuyển dụng thấy được thành quả trong công việc thì xác suất thỏa thuận lương tốt sẽ cao hơn.
- Phát triển không ngừng: Sự phát triển không ngừng của digital marketing sẽ tạo ra cơ hội để bạn có thể tìm tòi, học hỏi thêm những kiến thức mới để phát triển bản thân.
- Thỏa sức sáng tạo: Với digital marketing, bạn sẽ được thoải mái lên ý tưởng. Trí óc sẽ hoạt động liên tục sáng tạo ra cách thức mới trong việc tiếp thị sản phẩm, giải quyết vấn đề và thu hút khách hàng.
- Làm việc cùng các chuyên gia: Làm digital marketing bạn sẽ có cơ hội làm việc ở nhiều agency với các chuyên gia. Khi đó, bạn sẽ tiếp xúc với những người có nền tảng học vấn khác nhau, giúp làm giàu kiến thức của mình ở nhiều khía cạnh.
- Thời gian linh động: Ở hầu hết các hoạt động thuộc digital marketing, bạn không cần phải tốn thời gian ngồi học lý thuyết nhàm chán. Bạn hoàn toàn có thể phát triển kỹ năng theo hướng phù hợp: học tại nhà, tham gia các khóa online, tự tạo blog, website,…
Học Digital Marketing cần có những gì?
Có mục tiêu rõ ràng
Trước khi bắt đầu tự học digital marketing, bạn cần xác định được mục tiêu của mình là học để làm gì? Bạn muốn bổ sung thêm kỹ năng để phát triển doanh nghiệp của mình? Hay mong muốn được làm việc giống như một digital marketer chuyên nghiệp. Hãy xác định mục tiêu chính và tập trung vào nó để phát triển bản thân nhé!
Có đam mê với Digital marketing
Nếu muốn tiếp cận với digital marketing và có ý định sẽ gắn bó lâu dài với nó, bạn cần thực sự có niềm đam mê với nó. Bởi nếu không đam mê thì rất khó mà thành công.
Luôn luôn cập nhật xu hướng mới
Trong cuộc chiến marketing người thắng cuộc luôn người luôn dẫn đầu xu hướng, nắm bắt công nghệ mới, nắm bắt nhu cầu khách hàng. Từ đó, tạo ra cách tiếp cận và nội dung marketing phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Digital marketing là lĩnh vực có sự biến động từng ngày. Vì thế, bạn cần chủ động tiếp nhận và ứng dụng công nghệ mới vào công việc. Đồng thời, liên tục cập nhật xu hướng mới về tâm lý người tiêu dùng, nhạy bén với thị trường và thông tin xã hội để bắt trend kịp thời.
Chủ động học kiến thức
Giống với bao ngành nghề khác, việc bạn thành thạo càng nhiều kỹ năng, kiến thức càng đa dạng sẽ chứng tỏ bạn là một nhân tố đa năng và được trọng dụng. Nhất là trong kỷ nguyên số hóa, thông tin và xu hướng được liên tục thay mới. Nếu không đặt mình vào tâm thế chủ động học hỏi, thì bạn sẽ bị tụt lùi so với đồng nghiệp và đối thủ.
Đa năng đa nhiệm
Thời đại công nghệ số tính đa nhiệm của một nhân viên Marketing được đánh giá rất cao. Cho nên, bạn nên trang bị cho mình đầy đủ các kỹ năng từ thiết lập mục tiêu, thực thi, theo dõi đến việc báo các nhiệm vụ đã thực hiện. Điều này cũng giúp bạn có thể nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
Các kĩ năng cần phải học
Content, Copywriter
Trong digital marketing, content được ví là “vua”. Khách hàng sẽ chỉ dừng lại ở những bài viết thu hút, đáng chú. Muốn làm được điều này, bạn cần có kỹ năng về content marketing như: sáng tạo nội dung, viết quảng cáo.
Phải thành thạo kỹ năng viết mẫu quảng cáo có liên quan để truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần làm quen với các kỹ thuật để tìm các từ khóa có lợi nhuận và ít cạnh tranh hơn. Việc tối ưu hóa từ khóa sẽ giúp bạn có được thứ hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm. Qua đó, bạn sẽ có được nhiều sự tương tác, quan tâm, chuyển thành nhiều khách hàng để tăng doanh số và doanh thu.
PPC Advertising
PPC là viết tắt của Pay Per Click, đây là hình thức quảng cáo mà bạn sẽ tính phí mỗi khi ai đó nhấp vào một trong những quảng cáo của doanh nghiệp mình. Về bản chất, nó là một cách mua lượt truy cập đến website, thay vì phải mất rất nhiều thời gian để tạo ra lượng truy cập tự nhiên.
Bạn cần tìm hiểu và nắm vững các kỹ thuật quảng cáo PPC và sau đó cung cấp cho các doanh nghiệp tư vấn sản phẩm. Ví dụ:
- Khóa học Facebook Blueprint: Là chương trình đào tạo chi tiết của Facebook, chỉ cho bạn cách học quảng cáo Facebook Marketing từ A – Z.
- Khóa học Google Skillshop: Cung cấp các chương trình đào tạo trực tuyến, giúp bạn có kinh nghiệm sử dụng thành thạo các công cụ và nền tảng của google.
SEO – Search Engine Optimization
Search Engine Optimization (SEO) là một kỹ thuật được sử dụng để tăng thứ hạng từ khoá cho trang website. Giúp doanh nghiệp tăng phạm vi tiếp cận và khả năng hiển thị trực tuyến qua internet một cách hiệu quả. Ngày ngay, có rất nhiều doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của SEO nên đã tuyển dụng những người có chuyên môn về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
Bạn có tham khảo ngay khóa học cơ bản của Google về SEO như là: Hướng dẫn cơ bản về SEO và Hướng dẫn nâng cao về SEO.
Social Media Marketing
Facebook, Zalo, Youtube, Titok, Instagram,… là những mạng xã hội vô cùng quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Sự phát triển của công nghệ thông tin, internet khiến con người ngày càng phụ thuộc vào mạng xã hội.
Mọi công ty, doanh nghiệp khi kinh doanh, buôn bán, xây dựng thương hiệu đều không thể bỏ qua các kênh mạng xã hội, đây là mảnh đất vô cùng màu mỡ để phát triển. Cho nên, muốn làm digital marketing giỏi bạn cần phải nắm bắt được các kỹ năng trên kênh mạng xã hội này. Bạn cũng cần luôn cập nhật những thay đổi, những xu hướng trên mạng xã hội để bắt trends kịp thời.
Email Marketing
Email Marketing là hình thức gửi những thông điệp quảng cáo tới tệp khách hàng tiềm năng. Những thông điệp có thể gửi đi thông qua email chủ yếu là giới thiệu sản phẩm, tặng voucher khuyến mại,… Email marketing cần được thiết kế với giao diện bắt mắt và nội dung ngắn gọn, súc tích để khơi dậy sự chú ý và hứng thú cho khách hàng.
Phân tích đo lường và báo cáo hiệu quả
Các công cụ phân tích dữ liệu là trụ cột của toàn bộ ngành digital marketing. Nó cung cấp cho các nhà digital marketing thông tin và dữ liệu phù hợp để đưa ra quyết định và nhắm đúng mục tiêu, đúng khách hàng.
Người làm digital marketing muốn làm tốt cần luôn có cách tiếp cận phù hợp để phân tích tất cả dữ liệu người tiêu dùng có sẵn, luôn cập nhật cơ sở dữ liệu của mình với thông tin mới để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Lộ trình Học Digital Marketing
Tìm hiểu tổng quan, phân chia tách nhóm kiến thức
Bạn sẽ có được phương hướng rõ ràng khi tự học digital marketing bằng cách phân chia các kiến thức. Kiến thức digital marketing được chia thành 3 nhóm kiến thức: Kiến thức nền tảng, kiến thức kỹ năng và kiến thức công cụ.
- Kiến thức nền tảng: Là những kiến thức nền móng giúp bạn có được tư duy, định hướng rõ ràng khi làm digital marketing.
- Kiến thức kỹ năng: Khi đã nắm vững kiến thức nền tảng, bạn cần phải trau dồi các kiến thức về kỹ năng để thành thạo các kỹ năng cần thiết làm digital marketing hiệu quả nhất.
- Kiến thức công cụ: Để tăng hiệu suất, hiệu quả cũng như thuận tiện trong quá trình làm digital marketing, bạn phải nắm bắt được cách sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ này và biết cách vận dụng để hỗ trợ tốt cho việc làm digital marketing.
Lựa chọn kênh và nguồn kiến thức học tập
Bạn có thể học tập và trau dồi kiến thức digital marketing qua nhiều kênh cả offline và online. Hãy tìm hiểu và chọn ra kênh học tập phù hợp cho mình.
- Tự học digital marketing qua kênh offline: Bằng việc tham gia các sự kiện như: workshop, talkshow, seminar,… Các câu lạc bộ về digital marketing; Tự học digital marketing qua sách,…
- Tự học digital marketing qua kênh online: Các website, blog quốc tế: digiday.com, moz.com, socialmediatoday.com, adweed.com,…; Các website, blog tại Việt Nam: Brand Việt Nam, Advertising Việt Nam; Các nền tảng mạng xã hội: Facebook và Youtube; Qua các khóa học digital marketing online,…
Thực thi làm – Tối ưu – Đúc kết kinh nghiệm
Digital Marketing là một lĩnh vực rất rộng, để làm trong ngành này, bạn không thể học hết tất cả các lĩnh vực. Cho nên, cần xác định được kỹ năng bạn thích hoặc đam mê và đào sâu học và làm để trở thành chuyên gia trong 1 lĩnh vực của digital marketing. Điều này cũng sẽ giúp xây dựng nền tảng để bạn có thể học những kĩ năng khác.
Khi đó, bạn có thể thực hành bằng hai cách đó là làm cho Agency hoặc cho Client, tùy vào định hướng của mình. Áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn không chỉ cho phép bạn tích lũy kinh nghiệm, mà còn chuyển những kiến thức bạn đã học thành các ứng dụng thực tế hơn. Quá trình học hỏi kết hợp làm việc thực tế sẽ giúp bạn nhanh chóng tiến bộ và phát triển từng ngày.
Hệ thống lại kiến thức và kĩ năng đã học được
Bộ não của con người sẽ không thể nào nhớ hết những kiến thức đã từng học qua. Do đó, khi tự học digital marketing bạn cần phải tổng kết và hệ thống lại những kiến thức đã học qua.
Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào giúp mình hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng. Một trong những phương pháp hệ thống kiến thức được rất nhiều người dùng phải kể tới đó là mindmap. Một số công cụ phần mềm giúp ghi chú thông tin như: Evernote, Microsoft OneNote, Google Keep,…
Các công cụ phục vụ Marketing
Tiện ích mở rộng của google
Những tiện ích mở rộng có ngay trong ứng dụng Google Chrome quen thuộc, phục vụ hiệu quả cho hoạt động digital marketing của bạn.
- SEOquake: Là một công cụ phân tích SEO vô cùng tiện dụng và phổ biến dành cho các trình duyệt Firefox, Chrome, CocCoc, Safari và Opera. Công cụ này giúp bạn nhanh chóng biết được những thông tin liên quan tới trang website với một loạt các thông số như: xếp hạng trang, chỉ số của Google,…
- Web Developer checklist: Công cụ này sẽ kiểm tra website của bạn từ trên xuống dưới về mọi mặt: SEO, khả năng khả dụng, khả năng truy cập, tốc độ,… Ví như là: công cụ sẽ thông báo ngay nếu bạn thiếu tag H1 trên page hoặc page thiếu meta title hay meta description. Bạn sẽ thấy checklist chi tiết hơn khi bạn click vào link ‘more info and help’ ở cuối tiện ích.
- Google Tag Assistant: Là một tiện ích mở rộng (extension) của chính chủ Google tạo ra dành cho trình duyệt Chrome. Có tính năng kiểm tra, khắc phục sự cố trong quá trình cài đặt các thẻ Google khác nhau như Google Analytics, Google Tag Manager,… cùng nhiều loại thẻ khác được tạo thông qua Google Tag Manager.
- Và còn rất nhiều tiện ích khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm….
Tools xây dựng hệ thống, nền tảng
Các tools xây dựng hệ thống, nền tảng cũng là một phần không thể thiếu để giúp cho hoạt động digital marketing đạt hiệu quả tối ưu:
- Active Campaign: Có thể nói đây là một trong nhưng Digital Marketing tools quản lý xuất sắc trong việc gửi Email Marketing. Dựa trên sự tương tác của khách hàng, hệ thống sẽ tự động thiết lập chuỗi email, tự động sắp xếp khách hàng tương ứng với danh sách đang quan tâm, khách hàng mới, khách đã mua hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp dễ dàng chăm sóc khách hàng và có được những chiến lược đúng đắn để tăng sức mua.
- Promorepublic: Đa số những người đang quản trị Fanpage sẽ sử dụng công cụ Promorepublic để quản lý lịch đăng bài lên các trang fanpage và thiết kế hình ảnh đơn giản để đăng. Ngoài ra, công cụ này còn giúp bạn thoải mái sáng tạo ra những ý tưởng mới lạ nhờ những gợi ý tuyệt vời từ kho tài nguyên bài viết dồi dào.
- Chatbot: Đây là công cụ mô phỏng con người trò chuyện trực tiếp với người dùng. Chatbot có thể sử dụng ngôn ngữ tự nhiên để giao tiếp thông qua nền tảng mạng xã hội, website,… Ngoài ra, bạn cũng có thể huấn luyện cũng như thiết lập chatbot để trả lời khách hàng thay cho mình những lúc vắng mặt.
Tools phân tích dữ liệu
Một số tools phân tích dữ liệu quan trọng trong digital marketing phải kể đến như:
- Google Analytics: Công cụ này giúp người dùng có khả năng phân tích các thông tin và đánh giá mức độ hiệu quả của trang web, các từ khóa phổ biến, nhân khẩu học của khách hàng, hành vi tiêu dùng của khách hàng trên trang website.
- Ahrefs: Được biết đến là một trong những phần mềm SEO tốt nhất hiện nay. Có chứa các công cụ liên kết để xây dựng liên kết, nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, theo dõi thứ hạng và kiểm tra trang website.
- Website Audit: Kiểm tra mọi thứ từ hạ tầng website, các yếu tố on-page, off-page, link building, SEO audit. Bảo đảm cho website đang chạy đúng chiến lược SEO đề ra, xác định các vấn đề tiềm năng của website với công cụ tìm kiếm để đưa ra kế hoạch. Chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn để tăng thứ hạng website.
- Rank Tracker: Phần mềm kiểm tra thứ hạng từ khóa chính xác và nhanh chóng nằm trong bộ SEO PowerSuite và được phát triển bởi link-assistant.com. Công cụ này giúp bạn kiểm tra thứ hạng từ khóa một cách nhanh chóng mà không cần phải mở trình duyệt. Thêm vào đó, còn giúp theo dõi biên độ tăng giảm thứ hạng từ khóa để điều chỉnh chiến dịch cho phù hợp.
Report – Báo Cáo
Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng, thì việc người đọc, cho khách hàng thấy giá trị của các chiến lược Marketing đã triển khai là điều cần thiết. Và Digital Marketing Report chính là một trong những công cụ hữu ích để thực hiện điều đó.
Trong mỗi chiến lược Digital Marketing, giai đoạn quan trọng nhất chính là phân tích kết quả. Khi đó, bạn mới biết hiệu suất của chiến dịch, biết các dịch vụ đã triển khai trong chiến dịch có phù hợp không. Cần làm gì, cần cải thiện những gì ở các chiến dịch sau đó,…. Sau khi phân tích, người phụ trách Marketing sẽ cần tạo ra một báo cáo kết quả cuối cùng để truyền tải một cách trung thực, rõ ràng nhất về kết luận này.
Ở mỗi nền tảng mạng xã hội khác nhau sẽ có những công cụ phân tích kết quả tương ứng với nó. Cụ thể:
-
- Google: Với công cụ phân tích Google Analytics giúp phân tích các thông tin và đánh giá mức độ hiệu quả của trang web. Những từ khóa phổ biến, nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng của khách hàng trong lĩnh vực hoạt động của mình.
- Facebook: Với công cụ Meta Business Suite giúp bạn có thể quản lý doanh nghiệp dễ dàng. Điển hình là bảng phân tích chi tiết về hiệu quả của doanh nghiệp, hoạt động về nội dung bạn chia sẻ và thông tin khác về đối tượng mục tiêu của thương hiệu.
- Zalo: Với công cụ phân tích thống kê những chỉ số về số người quan tâm, tương tác, nhân khẩu học,… giúp đánh giá mức độ hiệu quả của kênh Zalo OA.
Hy vọng với những chia sẻ về tự học Digital Marketing Fullstack của Đại học FPT đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về digital marketing và định hướng phù hợp. Chúc các bạn nhanh chóng hiện thực hóa ước mơ của mình và trở thành một Marketer chuyên nghiệp trong tương lai gần.
Hiện nay, Đại học FPT đang đào tạo về chuyên ngành Digital Marketing thuộc ngành Quản trị kinh doanh với chương trình theo chuẩn quốc tế. Quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị khối kiến thức chuyên sâu và kỹ năng áp dụng công nghệ 4.0 trong việc lập kế hoạch và thực thi các chiến dịch Marketing tổng thể. Lựa chọn Đại học FPY FPT để tạo dựng sự nghiệp với Digital Marketing trong tương lai ngay hôm nay!
Diệu My
Từ khóa: