Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Đâu mới là lựa chọn tốt nhất?

13/07/2022 Hán Như Ngọc

Hiện nay, Quản trị Kinh doanh đang là ngành học được nhiều thí sinh lựa chọn. Tuy nhiên, để có định hướng rõ ràng, bạn cần tìm hiểu kỹ Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào, có những trường nào đào tạo. Cần trang bị cho mình những tố chất nào? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp tất cả, cùng đón đọc nhé!

Tổng quan về ngành Quản trị kinh doanh

tong quan ve nganh quan tri kinh doanh

Để có một bức tranh tổng quan nhất về ngành Quản trị Kinh doanh, bạn đừng bỏ qua những thông tin sau: 

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng cho nhu cầu quản lý kinh doanh, phát triển kinh tế của đất nước. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh từ giám sát các hoạt động kinh doanh cho đến những lĩnh vực liên quan đến kế toán, tài chính, tiếp thị,…

Ngành quản trị kinh doanh thi khối nào?

Hiện nay, hầu hết các trường Đại học đều thực hiện tuyển sinh ngành Quản trị Kinh doanh theo hai nhóm chính đó là: 

  • Nhóm 1: Toán, Văn, Anh, Khoa học xã hội;
  • Nhóm 2: Toán, Văn, Anh, Khoa học tự nhiên;

Tùy theo học lực và sở trường của mình mà bạn có thể lựa chọn các môn trong nhóm sao cho phù hợp nhất. 

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho các bạn thí sinh, nhiều trường đại học còn đưa ra một số phương thức tuyển sinh khác như: 

  • Tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Tuyển sinh dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG tổ chức
  • Thí sinh có điểm thi THPT và điểm học bạ nằm trong Top40 theo trang xếp hạng School Rank: https://schoolrank.fpt.edu.vn/ (Trường Đại học FPT)

Ngành quản trị kinh doanh học bao nhiêu năm?

Theo khung chương trình chuẩn hiện nay, bạn sẽ có tổng cộng từ 3,5 – 4 năm  (Đối với chương trình Đại học) hoặc 2,5 – 3,5 năm (Đối với chương trình Cao đẳng) để hoàn thành chương trình học của mình tại trường và bắt đầu cho giai đoạn thực tập, làm việc trong môi trường thực tế. 

Chương trình đào tạo nhằm hướng đến mục tiêu trang bị đầy đủ kiến thức về kinh tế, kinh doanh và quản trị điều hành doanh nghiệp cũng như nhiều kiến thức khác. 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ khả năng để thiết lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng chiến lược hiệu quả cũng như kiểm soát tốt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tự tin quản trị bán hàng, quản lý truyền thông,…

Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?

 

quan tri kinh doanh gom nhung chuyen nganh nao

Quản trị Kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Đây là một lĩnh vực rất rộng, vì vậy sẽ được chia thành nhiều chuyên ngành với kiến thức chuyên sâu để có định hướng rõ ràng. Một số chuyên ngành chính của ngành này có thể được kể đến như: Digital marketing, Kinh doanh Quốc tế, Truyền thông đa phương tiện, Quản trị khách sạn, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành.

Digital Marketing

Chuyên ngành Digital Marketing dựa trên nền tảng mạng lưới online Internet sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều cơ hội học tập cũng như thực hành chuyên sâu cả về Marketing nói chung lẫn cách áp dụng công nghệ 4.0 vào quá trình thực hiện chiến dịch Marketing online. 

Lựa chọn chuyên ngành này, sinh viên sẽ được giảng dạy về cách thức để xây dựng một thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram và Youtube,… Bên cạnh đó còn học được cách thức để nhìn nhận và đánh giá thị trường, quy trình nhiệm vụ của SEO và SEM.

Chuyên ngành Digital Marketing không chỉ đơn thuần là quảng cáo online mà còn là quá trình tìm kiếm, tiếp cận đúng tệp khách hàng cần hướng đến vào đúng thời điểm, đúng cách thức bằng các nội dung chính xác, phù hợp, ngắn gọn và thu hút. 

Kinh doanh quốc tế

Đối với chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo về các kiến thức liên quan đến: các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại, quản trị kinh doanh hiện đại ở phạm vi quốc tế, đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, đặc biệt là những vấn đề về hội nhập kinh tế, chiến lược kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế,…

 Bên cạnh đó, sinh viên còn được tiếp thu thêm nhiều kiến thức nghiệp vụ chuyên môn sâu như: nghiên cứu hoạt động kinh doanh quốc tế tại các thị trường khu vực châu Á, châu Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh, xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế;…

Quản trị khách sạn

Dựa trên nền tảng kiến thức về Quản trị Kinh doanh, sinh viên sau khi lựa chọn định hướng chuyên ngành Quản trị khách sạn sẽ được đào tạo sâu hơn về kỹ thuật chuyên môn. Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng thực tiễn và kiến thức chuyên môn cần thiết cho công tác quản lý du lịch nói chung, quản trị công ty du lịch, khách sạn – nhà hàng nói riêng. 

Một số kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: Lễ tân, Buồng, Ăn uống, Kỹ năng về giám sát và các môn học chuyên ngành hẹp như Quản trị lưu trú, Quản trị nhà hàng và Quản trị hội nghị, hội thảo… 

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo và định hướng nghiên cứu về địa lý, văn hóa, du lịch, và hiểu rõ tâm lý cũng như tập quán của du khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, sinh viên còn được chú trọng đào tạo thêm các nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch, thiết kế tour, quản lý và điều hành tour, thiết kế và quản trị sự kiện du lịch,…

Quản trị truyền thông đa phương tiện

Với nền tảng kiến thức về Quản trị kinh doanh, sinh viên chuyên ngành này sẽ được bao quát toàn bộ các quá trình liên quan đến xây dựng các chiến lược, hoạch định truyền thông thông qua những góc nhìn về mặt thiết kế, tư duy mỹ học,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị đầy đủ các kiến thức từ hình ảnh, âm thanh cũng như các kỹ năng chuyên môn trong quá trình xây dựng các ấn phẩm truyền thông đa phương tiện. 

Tài chính

Đây được xem là một trong những ngành nghề có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực trong mọi nền kinh tế và được nhiều bạn trẻ lựa chọn vì tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập hấp dẫn. 

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về các kiến thức liên quan đến quản trị tài chính, nhà quản lý, doanh nhân tiềm năng,…Mục đích đầu ra là hướng đến đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có làm việc trong lĩnh vực tài chính và trong môi trường quốc tế.

Các trường có ngành quản trị kinh doanh

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, cụ thể: 

Khu vực miền Bắc

  • Đại học FPT Hà Nội
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Đại học Thương mại
  • Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà Nội)
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Tài chính
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Giao thông vận tải
  • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 

Khu vực miền Trung

  • Đại học FPT Đà Nẵng
  • Đại học FPT Quy Nhơn
  • Đại học Kinh tế Đà Nẵng
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Kinh tế Huế
  • Đại học Tài chính – Kế toán
  • Đại học Quy Nhơn 15.0
  • Đại học Duy Tân

Top trường đào tạo ngành Quản trị kinh doanh TP. HCM

  • Đại học FPT TP. HCM
  • Đại học FPT Cần Thơ
  • Trường Đại học Kinh Tế TPHCM 
  • Trường Đại học Ngoại Thương 
  • Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TPHCM
  • Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại học Kinh Tế – Luật – Đại học Quốc gia TPHCM 
  • Trường Đại học Tài chính – Marketing 
  • Trường Đại học Ngân Hàng 
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM 

Quản trị kinh doanh khi ra trường làm những công việc gì?

quan tri kinh doanh khi ra truong lam nhung chuyen nganh gi

Nhìn chung, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia, cơ quan nhà nước, các công ty nước ngoài và một số tổ chức kinh doanh. Các vị trí công việc cụ thể như: 

  • Quản lý Doanh Nghiệp
  • Quản trị nhà hàng khách sạn
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Tư vấn Quản trị Thương mại
  • Chuyên viên Marketing số
  • Chuyên viên quản trị và phát triển SEO
  • Hướng dẫn viên Du lịch
  • Chuyên viên Kinh doanh
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích tài chính
  • Chuyên viên Quan hệ khách hàng
  • Biên tập chương trình, phim điện ảnh, thiết kế các nội dung truyền hình
  • Xử lý âm thanh, dựng kỹ xảo điện ảnh,..
  • Quản lý, xây dựng và biên tập các nội dung báo chí, in ấn, ấn phẩm,…
  • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, xây dựng nội dung cho website
  • Chuyên viên xuất nhập khẩu
  • Chuyên viên Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
  • Giảng dạy, nghiên cứu về quản trị kinh doanh, marketing, du lịch, tài chính, Truyền thông đa phương tiện, Kinh doanh Quốc tế… tại các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo trong và ngoài nước.

Ngoài ra còn rất nhiều vị trí công việc khác tùy thuộc vào định hướng, nhu cầu và trình độ chuyên môn của bản thân mỗi người. 

Cần những tố chất gì để học Quản trị kinh doanh

can nhung to chat gi de hoc quan tri kinh doanh

Học Quản trị kinh doanh không khó, nhưng để có được thành công trong nghề thì bạn cần trang bị cho mình một số tố chất sau: 

Có tầm nhìn xa trông rộng

Muốn đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình kinh doanh, bạn cần phải đoán được đâu là thách thức và đâu là cơ hội để nắm bắt thời điểm phù hợp. Đồng thời, việc có cái nhìn tổng quát trước mọi vấn đề sẽ giúp bạn lường trước được những rủi ro tìm ẩn và từ đó đưa ra phương án xử lý phù hợp. 

Đam mê kinh doanh

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành này một cách nghiêm túc và lâu dài, bạn nhất định phải có đam mê với nó. Chỉ khi có đam mê bạn mới sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn thách thức để đạt được mục tiêu của bản thân mình. 

Có năng lực lãnh đạo và quản lý

Năng lực lãnh đạo và quản lý rất quan trọng trong ngành này. Nó sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát, quản lý công việc một cách hiệu quả cũng như chính xác trong việc đưa ra quyết định. Hơn thế nữa, kỹ năng này còn bao gồm việc quản lý nguồn nhân lực hiệu quả, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. 

Có khả năng giao tiếp tốt, gắn kết mọi người xung quanh

Với Quản trị kinh doanh, việc giao tiếp cũng là một điều không thể thiếu, đặc biệt là giữa người với người. Để quản trị tốt, bạn cần có năng lực giao tiếp,ngoại giao với những người xung quanh từ những đối tác quan trọng của doanh nghiệp, với sếp và với đồng nghiệp hay cấp dưới của mình.

Chịu được áp lực công việc cao

Khối lượng công việc của ngành này là rất lớn, để có thể làm việc lâu dài và giữ được đam mê của bản thân mình, bạn cần chịu được áp lực công việc và có phương pháp giải tỏa căng thẳng phù hợp, giữ cho bản thân tâm lý thoải mái.

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến ngành Quản trị Kinh doanh, bạn đã có định hướng nào cho bản thân của mình? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến ngành này, hãy liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết nhất bạn nhé!

>>> xem thêm: Ngành Quản trị Kinh doanh: Học gì, ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp

Từ khóa: