Tổng quan
Thiết kế Vi mạch Bán dẫn là ngành học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ cao (hi-tech industry). Vi mạch Bán dẫn, hay còn gọi là IC (Integrated Circuit), là thành phần cơ bản và không thể thiếu trong hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay, từ điện thoại di động, máy tính, ô tô cho đến các thiết bị công nghiệp và y tế.
Vi mạch Bán dẫn được xem là “trái tim” của các thiết bị điện tử bởi nó quyết định đến hiệu năng, khả năng tiết kiệm năng lượng và các tính năng vượt trội của sản phẩm. Nhờ có các tiến bộ trong công nghệ thiết kế vi mạch, các thiết bị điện tử ngày càng trở nên nhỏ gọn, nhanh hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại.
Triển vọng nghề nghiệp:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế vi mạch tại trường Đại học FPT có thể lựa chọn cho mình những công việc như:
- Kỹ sư thiết kế kiến trúc mạch (mạch số, tương tự, hỗn hợp, etc.)
- Kỹ sư phân tích, đánh giá thiết kế;
- Chuyên viên mô phỏng, kiểm chứng thiết kế sử dụng công cụ chuyên dụng;
- Kỹ sư xây dựng tài liệu đặc tả (spec), tư vấn phát triển quy trình thiết kế;
- Tiếp tục các chương trình học tập sau đại học;
- Khởi nghiệp.
Đào tạo khác biệt của chuyên ngành
Thiết kế Vi mạch Bán dẫn tại Trường Đại học FPT
LỘ TRÌNH ĐÀO TẠO
Thiết kế vi mạch bán dẫn
Tổng thời gian: 3 - 4 năm (3 học kỳ/năm)-
Giai đoạn nền tảng
(3 tháng - 1 năm)
- Giai đoạn Định hướng và Rèn luyện tập trung
- Chương trình tiếng Anh nền tảng (6 cấp độ)
- Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài
- Nhạc cụ dân tộc
- Vovinam
-
Giai đoạn cơ sở ngành
Học kỳ 1 - Học kỳ 5
- Học phần chuyên ngành
- Học phần ngoại ngữ 2
-
Đào tạo trong doanh nghiệp
Học kỳ 6
- Sinh viên làm việc thực tế tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin hàng đầu khu vực – là đối tác chiến lược của Trường Đại học FPT
-
Chuyên ngành hẹp và tốt nghiệp
Học kỳ 7 - Học kỳ 9
- Chuyên ngành hẹp
- Chuẩn bị đồ án tốt nghiệp
- Bảo vệ đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Thiết kế vi mạch bán dẫn
HỌC KỲ | NĂNG LỰC ĐẦU RA |
---|---|
Nền tảng | Sinh viên thông thạo kỹ năng đọc hiểu giáo trình Tiếng Anh. Đồng thời, được rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện, có kỹ năng học tập hiệu quả bậc đại học. |
Học kỳ 1 | Kiến thức cơ bản về nguyên lý thiết bị bán dẫn, cơ sở lập trình, toán học ứng dụng trong kỹ thuật, kiến trúc và tổ chức máy tính. |
Học kỳ 2 | Mở rộng và nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các môn học về kỹ thuật mạch, hệ điều hành, mạng máy tính. Đây là giai đoạn quan trọng giúp sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản và ứng dụng thực tiễn, phát triển toàn diện về cả chuyên môn và kỹ năng mềm, chuẩn bị tốt cho các kỳ học kế tiếp. |
Học kỳ 3 | Sinh viên được học những môn học chuyên sâu, tập trung vào kỹ thuật số, lập trình vi điều khiển và cấu trúc dữ liệu. Ngoài ra, sinh viên sẽ bắt đầu học tiếng Trung cơ bản, giúp mở rộng khả năng giao tiếp và cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. |
Học kỳ 4 | Tập trung vào các môn học chuyên sâu và thực hành, giúp sinh viên phát triển kỹ năng và kiến thức cần thiết trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Các môn học trong kỳ này bao gồm Lập trình FPGA, Dự án thiết kế mạch, Kỹ thuật đo lường và điều khiển,…. Sinh viên tiếp tục học tiếng Trung cơ bản, nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và mở rộng khả năng giao tiếp. |
Học kỳ 5 | Sinh viên sẽ được giới thiệu về quy trình thiết kế vi mạch, nắm bắt kiến thức về hệ điều hành Linux và phần mềm mã nguồn mở. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ học các kỹ thuật xử lý tín hiệu số và tìm hiểu về nguyên lý, công nghệ truyền thông số và không dây. Cuối cùng, sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về phương pháp và quy trình phát triển phần mềm. |
Học kỳ 6 | Sinh viên được đào tạo qua dự án thực tế trong nước và quốc tế tại FPT Software hoặc các công ty phần mềm trong và ngoài nước là đối tác của Đại học FPT đồng thời được trang bị kiến thức, kỹ năng về Quản trị dự án. |
Học kỳ 7 | Cung cấp những kiến thức chuyên sâu liên quan đến quy trình thiết kế và phân tích các mạch tích hợp số, các nguyên lý và kỹ thuật thiết kế mạch tích hợp tương tự, kiến thức về mô phỏng và kiểm tra các mạch tích hợp,… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị kỹ năng cơ bản về khởi nghiệp và Kỹ năng viết học thuật, cho phép sinh viên trình bày và báo cáo nghiên cứu một cách chuyên nghiệp. |
Học kỳ 8 | Sinh viên tập trung vào việc hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn. Ở học kỳ này, sinh viên sẽ học Tối ưu hóa và tổng hợp IC, Thiết kế mạch tích hợp tín hiệu hỗn hợp và thực hiện Dự án thiết kế IC từ ý tưởng đến hoàn thành. Ngoài ra, các môn Triết học Mác-Lênin và Kinh tế chính trị Mác-Lênin sẽ giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc về triết học và kinh tế chính trị. |
Học kỳ 9 | Là học kỳ cuối cùng, sinh viên tập trung vào việc hoàn thành đồ án tốt nghiệp và học các môn lý luận chính trị. Với Đồ án tốt nghiệp, sinh viên cần áp dụng toàn bộ kiến thức và kỹ năng đã học vào một dự án thực tế. Học kỳ này đánh dấu sự kết thúc chương trình học, chuẩn bị cho sinh viên bước vào con đường sự nghiệp và đóng góp cho xã hội. |
ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN
Đăng ký ngay để được liên hệ và tư vấn nội dung liên quan đến tuyển sinh
SINH VIÊN TRẢI NGHIỆM
Cùng lắng nghe chia sẻ về trải nghiệm thực tế khi học tại Trường Đại Học FPT
Doanh nghiệp nói gì về
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT
GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG
Mô hình đào tạo hiểu quả đến từ triết lý đào tạo đúng đắn, thực tiễn
DOANH NGHIỆP TUYỂN DỤNG
Mô hình đào tạo hiểu quả đến từ triết lý đào tạo đúng đắn, thực tiễn