Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ ngành Kỹ thuật phần mềm đợt 1 năm 2017

27/04/2017 huonght20

ĐẠI HỌC FPT THÔNG BÁO TUYỂN SINH

THẠC SĨ NGÀNH KỸ THUẬT PHẦN MỀM ĐỢT 1 NĂM 2017

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO VÀ PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO

I.1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm tại đại học FPT cung cấp cho người học các kiến thức nâng cao về lý thuyết cũng như thực tiễn của kỹ thuật phần mềm trong các lĩnh vực mạng Internet kết nối vạn vật (IoT) và Phân tích dữ liệu (Data Analytics). Mục tiêu chung của chương trình là đào tạo ra:

– Các chuyên gia trong lĩnh vực IoT có nền tảng kỹ thuật tốt, có khả năng vận hành, ứng dụng, thiết kế và phát triển được các hệ thống từ hạ tầng, dịch vụ phần mềm, các nền tảng phần mềm, giao thức, mạng cùng với phương pháp luận hiện đại trong lĩnh vực IoT.

– Hoặc những chuyên gia có khả năng khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu số, có hiểu biết về quản trị dự án phần mềm để xây dựng thành công các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với xu hướng thời đại kinh doanh số.

I.2. Phương thức đào tạo

I.2.1. Hình thức và thời gian đào tạo:

  • Hình thức đào tạo: Chính quy
  • Thời gian đào tạo: Chương trình đào tạo thạc sĩ của đại học FPT ngành kĩ thuật phần mềm gồm 60 tín chỉ được tổ chức thành 4 học kì.

– Với các học viên tốt nghiệp ngành đại học kĩ thuật phần mềm sẽ được miễn học kì cơ sở ngành.

– Với các học viên tốt nghiệp đại học ngành gần, ngành phù hợp sẽ căn cứ trên bảng điểm để miễn giảm các môn học ở học kì các môn cơ sở ngành.

          I.2.2. Địa điểm đào tạo:

Tòa nhà Detech, số 8 Tôn Thất Thuyết, Từ Liêm, Hà Nội

II. THÔNG TIN TUYỂN SINH

II.1. Chỉ tiêu tuyển sinh: 60 học viên

    II.2. Đối tượng tuyển sinh

  1. Đối tượng miễn thi:

–  Những thí sinh tốt nghiệp đại học loại giỏi ngành Kỹ thuật phần mềm, An toàn thông tin, Khoa học máy tính của Trường Đại học FPT.

  1. Đối tượng thi tuyển:

– Những thí sinh tốt nghiệp đại học loại khá các ngành Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng; An toàn thông tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Công nghệ kỹ thuật điện tử – Truyền thông; Tin học quản lý được đăng ký dự thi ngay sau khi công nhận kết quả tốt nghiệp.

– Những thí sinh tốt nghiệp đại học loại trung bình, trung bình khá các ngành Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Tin học ứng dụng; An toàn thông tin; Công nghệ kỹ thuật máy tính; Công nghệ kỹ thuật điện tử – Truyền thông; Tin học quản lý và phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi mới đủ điều kiện dự thi.

– Những thí sinh tốt nghiệp các ngành gần với chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm như Toán tin học; Sư phạm tin học; Tin học công nghiệp; Toán ứng dụng; Cơ tin; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá; Công nghệ kỹ thuật điện – Điện tử phải học bổ sung kiến thức trước khi thi tuyển. Các môn học bổ sung kiến thức có thể lựa chọn từ các môn học trong chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Kỹ thuật Phần mềm tại Đại học FPT (Bảng 1) hoặc tương đương. Các học phần này có thể được miễn giảm tùy theo tính tương đương của môn học đã hoàn thành ở bậc đại học của văn bằng người thi tuyển với danh sách môn qui định của trường đại học FPT. Học viên chỉ được chấp nhận học những học phần trong chương trình thạc sĩ sau khi đã hoàn thành toàn bộ các học phần bổ sung.

STT                  Tên môn               Tên môn tiếng Anh Số tín chỉ
1 Lập trình C Programming Fundamentals using C 3
2 Lập trình hướng đối tượng Object Oriented Paradigm 3
3 Nhập môn kỹ thuật phần mềm Introduction to Software Engineering 3

Bảng 1: Danh sách học phần bổ sung

– Những thí sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác với chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm do trường Đại học FPT xem xét hồ sơ và ra quyết định.

– Những thí sinh là công dân nước ngoài có nguyện vọng theo học thạc sĩ tại trường Đại học FPT sẽ được hiệu trưởng căn cứ vào ngành đào tạo, kết quả học tập ở trình độ đại học; trình độ ngôn ngữ theo yêu cầu của chương trình đào tạo để xét tuyển (Điểm 4, điều 16, TT15/2014/TT-BGDĐT về Ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ).

II.3. Phương thức thi tuyển

II.3.1. Môn thi tuyển

–    Môn cơ bản: Toán và Cơ sở Máy tính và Môn chuyên ngành (Kỹ thuật phần mềm)

  • Hình thức thi: Trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 180 phút
  • Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh
  • Hình thức thi: Trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 90 phút

   II.3.2. Yêu cầu kiến thức, kỹ năng của các môn thi tuyển

  • Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của môn cơ bản được chỉ ra trong Bảng 2.
Môn thi Kiến thức, kỹ năng kiểm tra Yêu cầu người thi tuyển có khả năng
Môn cơ bản Toán học rời rạc Ứng dụng: quan hệ, tập hợp, lôgic mệnh đề, lôgic vị từ, lượng từ, phương pháp chứng minh, đếm, đồ thị và cây, xác suất rời rạc. Bài toán ứng dụng có thể cho khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học).
Xác suất và Thống kê Ứng dụng: biến ngẫu nhiên, phân bố/mật độ xác suất, lý thuyết ước lượng, kiểm định giả thiết, phân tích hồi quy, phân tích phương sai. Bài toán ứng dụng có thể cho khoa học tự nhiên (vật lý, hóa học, sinh học).
Lập trình căn bản Ứng dụng: lập trình hướng đối tượng, lập trình cấu trúc.
Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Hiểu: phân tích giải thuật, các giải thuật căn bản.
Kiến trúc máy tính Hiểu: lôgic số và hệ cơ số, biểu diễn dữ liệu trên máy, kiến trúc bộ nhớ, giao diện và truyền thông, cải thiện hiệu năng tính toán.
Các khái niệm cơ bản của kĩ thuật phần mềm Biết: yêu cầu phần mềm, kiểm thử và bảo trì phần mềm, các khái niệm kiến trúc phần mềm cơ bản, chất lượng phần mềm.

     Bảng 2. Danh sách các kiến thức của Môn cơ bản

– Với môn thi ngoại ngữ tiếng Anh, thí sinh thi được miễn thi tiếng anh nếu đáp ứng một trong các điều kiện CEFR B1, IELTS 4.5, TOEFL 450 ITP, IBT 45, TOEIC 450 hoặc các văn bằng chứng chỉ tương đương.

II.4. Điều kiện trúng tuyển

– Những thí sinh thuộc diện trúng tuyển phải đạt tối thiểu 50% của thang điểm của môn cơ bản.

– Căn cứ vào chỉ tiêu, hội đồng tuyển sinh sẽ xác định phương án điểm trúng tuyển, theo nguyên tắc lấy từ thí sinh có điểm cao từ trên xuống và đảm bảo ngưỡng chất lượng.

– Trường hợp có nhiều thí sinh cùng điểm môn cơ bản thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên:

  • Ưu tiên thí sinh là nữ
  • Thí sinh được miễn thi Tiếng Anh hoặc người có điểm môn Tiếng Anh cao hơn

III. THỜI GIAN TỔ CHỨC TUYỂN SINH VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ

 III.1. Thời gian tổ chức tuyển sinh

– Thời gian phát hành và tiếp nhận hồ sơ dự thi: Từ 10/4/2017 đến ngày 01/06/2017

– Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày 10/04/2017 đến ngày 01/06/2017

– Thời gian thi: Ngày 10-11/06/2017

– Thời gian công bố kết quả thi: Cuối tháng 06/2017

 III.2. Hồ sơ đăng ký dự thi

  1. 01 Đơn đăng kí dự thi tuyển sinh trình độ thạc sĩ (theo mẫu)
  2. 01 Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan quản lý hoặc chính quyền địa phương)
  3. 01 Bản sao công chứng các loại giấy tờ sau:
  1. Bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học
  2. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức của Đại học FPT trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi (nếu có);
  1. Chứng chỉ tiếng Anh theo quy định (nếu có).
  2. Giấy xác nhận thâm niên công tác hoặc Hợp đồng lao động/Quyết định tiếp nhận công tác (đối với thí sinh phải có điều kiện về thời gian công tác)
  3. 04 Ảnh màu cỡ 3×4 (ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh ở mặt sau) và 02 phong bì dán tem và đề sẵn đại chỉ liên hệ của thí sinh.
  4. 01 Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của bệnh viên đa khoa trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký đến ngày nộp hồ sơ.
  5. Lệ phí dự thi: 200.000 VNĐ

Lưu ý: Nhà trường không hoàn trả hồ sơ ĐKDT và lệ phí dự thi khi thí sinh xin rút đơn ĐKDT.

III.3. Thông tin liên hệ

Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học FPT

Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long – Thạch Thất – Hà Nội

Điện thoại: (04) 7300 5588 hoặc 0975218884

Email: [email protected]

Website: http://daihoc.fpt.edu.vn/

Link đăng ký: https://goo.gl/mbZw3W

Từ khóa: