Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào
Công nghệ thông tin là xu hướng của tương lai. Với sự phát triển như vũ bão có tác động trực tiếp đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực nên Công nghệ thông tin là ngành học nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ có niềm đam mê với công nghệ. Vậy, công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Cùng Đại học FPT tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!
Các chuyên ngành của Công nghệ thông tin
Ngành công nghệ thông tin có thể hiểu đơn giản là ngành học ứng dụng những phương pháp, công cụ để đào tạo về việc sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và các hệ thống mạng Internet. Giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp biết được cách lập trình để quản lý thông tin và vận hành các hệ thống thiết bị công nghệ, hệ thống mạng.
1. Ngành Kỹ thuật phần mềm – Software Engineer
Kỹ thuật phần mềm là chuyên ngành nghiên cứu về quy trình, cách thức hoạt động và kiểm tra, thử nghiệm các chương trình máy tính. Từ đó, tạo ra những sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Ngành học ngày sẽ giúp sinh viên hiểu và giải quyết những vấn đề phức tạp bằng công nghệ tiên tiến. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được tìm hiểu mối quan hệ giữa thiết kế, xây dựng và bảo trì, nắm rõ các kỹ năng và kỹ thuật thực tế để xây dựng các ứng dụng, phần mềm di động.
2. Ngành Khoa học máy tính – Computer Science
Khoa học máy tính là chuyên ngành này sẽ tập trung đào tạo phần lý thuyết thông tin và tính toán cũng như ứng dụng của tính toán vào hệ thống máy tính. Sinh viên khi học ngành này sẽ lý giải được các chương trình máy tính nhanh chóng, chính xác.
3. Ngành An toàn thông tin – Information Security
An toàn thông tin là chuyên ngành đào tạo những vấn đề về bảo mật, an ninh mạng thông tin. Học An toàn thông tin, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng quan trọng về công nghệ thông tin, khả năng thiết kế và quản trị hệ thống mạng, các nguyên tắc về tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
4. Ngành Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence
Trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành đào tạo những kiến thức giúp con người lập trình cho máy tính tự động hóa hành vi thông minh giống như con người. Mặc dù là ngành học khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng Trí tuệ nhân tạo lại nằm trong danh sách top ngành “hot” nhất khi được hỏi công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào trong những năm gần đây. Bởi tính chất mới mẻ nên nguồn nhân lực cho ngành này khá khan hiếm và mức lương cho cử nhân giỏi ngành AI luôn thuộc mức cao.
5. Ngành Hệ thống thông tin – Information System
Hệ thống thông tin là một chuyên ngành thuộc lĩnh vực ngành công nghệ thông tin. Theo đó, sinh viên sẽ được học về nghiên cứu các phần cứng, phần mềm bổ sung mà các cá nhân, tổ chức sử dụng để thu thập, lọc, xử lý, tạo ra và phân phối dữ liệu.
6. Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu – Internet of Things (IOT)
Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu là ngành học đang phát triển mạnh trong những năm trở lại đây, bởi xu thế Internet of Things (IoT) – lấy mạng Internet làm nền tảng kết nối mọi thứ với nhau. Ngành Mạng máy tính & Truyền thông dữ liệu chuyên nghiên cứu những nguyên lý của mạng, cách thiết kế, xây dựng một hệ thống mạng từ mạng nội bộ tới mạng diện rộng có kết nối toàn cầu. Đồng thời ngành học này cũng cung cấp cho sinh viên những kỹ năng trong việc phát triển ứng dụng trên các hệ thống máy tính nối mạng từ trung đến cao cấp.
Công nghệ thông tin học những môn gì?
Khi học Công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức nền tảng toán học, kiến thức khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT và máy tính như: ngôn ngữ lập trình, giải thuật, dữ liệu, hệ điều hành, mạng máy tính, quy trình phát triển phần mềm, quản trị dự án CNTT… Cùng các công nghệ mới như: IOT, trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, với chuyên ngành Thiết kế đồ họa, khối kiến thức ngành gồm những học phần về nền tảng về mỹ thuật, thiết kế và nền tảng ứng dụng của CNTT trong thiết kế đồ họa,….
Bên cạnh đó, tại trường Đại học FPT các bạn sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, tăng cường ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp khác.
Với nền móng kiến thức đầy đủ, vững chắc sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin tại Đại học FPT hoàn toàn có thể tự tin làm việc trong môi trường hiện đại, năng động, góp phần vào sự phát triển của nền công nghệ nước nhà.
Công nghệ thông tin trường Đại học FPT có những chuyên ngành nào?
Vậy, công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào? Tại Đại học FPT, ngành Công nghệ thông tin được chia ra nhiều chuyên ngành khác nhau mà sinh viên có thể lựa chọn:
1. Ngành Kỹ thuật phần mềm
Kỹ thuật phần mềm là một trong những chuyên ngành học có tiếng và lâu đời nhất tại Đại học FPT. Hiện nay, số lượng sinh viên theo học chuyên ngành này tại trường đã và đang làm việc, học tập tại nhiều quốc gia nổi tiếng về CNTT trên thế giới như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Singapore,… Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất về kết quả của chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, đề cao việc phát triển kỹ năng mềm và ngoại ngữ cùng những định hướng đầu ra đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành phần mềm có cơ hội việc làm rộng mở với những công việc thú vị như: Lập trình viên phát triển ứng dụng; Kỹ sư cầu nối; Chuyên viên phân tích nghiệp vụ; Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT; Giám đốc kỹ thuật,…
2. Ngành Hệ thống thông tin
Tại Đại học FPT, sinh viên theo học ngành Hệ thống thông tin sẽ được học về các hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, tìm hiểu nghiệp vụ triển khai các hệ thống thông tin. Nhằm đảm bảo hệ thống thông tin của doanh nghiệp luôn luôn hoạt động an toàn, cũng như phát triển các ứng dụng cho các hệ thống của doanh nghiệp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học này có thể làm việc ở một số vị trí như: Quản trị viên máy chủ và mạng; Quản trị viên các hệ cơ sở dữ liệu; Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin; Chuyên viên phát triển ứng dụng cho hệ thống thông tin; Chuyên viên triển khai, vận hành các hệ thống ERP, CRM,…
3. Ngành An toàn thông tin
Ngày nay việc đảm bảo an toàn thông tin luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng, và trở thành ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn trong tương lai. Đảm bảo an toàn thông tin không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ hệ thống khỏi những tấn công của hacker, mà còn giúp đảm bảo các gói tin chạy an toàn và không bị mất mát trong quá trình truyền dữ liệu.
Đại học FPT, với lợi thế nằm trong một tập đoàn dẫn đầu về lĩnh vực công nghệ, luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới. Theo học ngành An toàn thông tin, sinh viên sẽ được học tập những kiến thức về phần cứng, phần mềm, mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, những chính sách và pháp luật của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn thông tin.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí như: Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu; Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn; Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống; Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin,…
4. Ngành Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo cũng là một trong những hướng phát triển nhanh của CNTT. Các hệ thống thông minh với khả năng xử lý thông tin khổng lồ chính là trợ thủ giúp ích cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong việc ra quyết định và định hướng kinh doanh, marketing, tuyển dụng, đào tạo, ra chính sách,…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Trí tuệ nhân tạo tại Đại học FPT có cơ hội việc làm đa dạng với một số vị trí như: Kỹ sư phát triển ứng dụng AI; Kỹ sư phát triển hệ thống tự động hóa, robot; Chuyên gia nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo,…
5. Ngành Thiết kế mỹ thuật số
Thiết kế Mỹ thuật số đã và đang trở thành một trong những chuyên ngành vô vùng hấp dẫn với các bạn trẻ, nhất là với bạn trẻ đam mê sáng tạo.
Từ nền tảng đồ họa căn bản và kỹ năng ứng dụng CNTT trong đồ họa sinh viên khi theo học tại Đại học FPT sẽ được học sâu hơn về quá trình từ hình thành ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa, lựa chọn công nghệ và kỹ thuật; thực hành tạo ra sản phẩm. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp hiện đại. Đồng thời có cơ hội vận dụng những kiến thức và kỹ năng của bản thân vào thiết kế thương hiệu, thiết kế web, thiết kế game, phim, 2D, 3D, thiết kế các ứng dụng cho các thiết bị di động,…
Đặc biệt, Đại học FPT là một trong số ít trường đưa Computer Graphic vào chương trình học chính thức. Đây là kỹ thuật thiết kế đồ họa tiên tiến nhất trên thế giới chuyên được sử dụng để làm phim, tạo web, làm các ứng dụng cho smartphone, máy tính bảng, games…
Tóm kết:
Hy vọng qua bài viết này của Đại học FPT đã giúp các bạn tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?”. Về cơ bản, tất cả những chuyên ngành về Công nghệ thông tin đều mở ra cho các bạn cơ hội việc làm rộng mở với những vai trò, vị trí và mức lương vô cùng hấp dẫn. Đại học FPT được đánh giá là môi trường năng động, sáng tạo, tạo mọi điều kiện cho học tập và phát triển kỹ năng. Chính vì vậy, học ngành Công nghệ thông tin tại đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đam mê công nghệ nuôi dưỡng ước mơ và phát triển sự nghiệp của mình.
>>> Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin là gì? Tương lai nghề nghiệp ra sao?
Từ khóa: